Tìm hiểu về các thủ tục đăng ký kinh doanh spa

Kinh doanh spa đang là một lĩnh vực có tiềm năng để phát triển, nên rất nhiều bạn trẻ đầu tư khởi nghiệp. Nhưng để xin được giấy phép kinh doanh thì không phải là điều đơn giản, bài viết này chúng tôi xin tư vấn cho các bạn hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh spa.

spa Seoul clinic12
Sẽ rất khó khăn xin được giấy phép kinh doanh nếu bạn không có đầy đủ kiến thức

Các bước đăng ký kinh doanh spa

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký kinh doanh (phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn chọn)
Bước 2: Nọp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan(nơi đăng ký kinh doanh) sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Do spa là loại hình kinh doanh có điều kiện, chính vì thế khi đăng ký kinh doanh có thể sẽ phải nộp kèm một số giấy tờ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Dưới đây là 2 loại hình spa chính:

Loại hình 1: Kinh doanh dịch vụ spa có phòng khám phẫu thuật thẩm mĩ

1. Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

1.1. Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:

a. Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ;

b. Người làm công việc chuyên môn phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Mục VIII của Thông tư này;

c. Phải có đủ dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu chuyên khoa

d. Phòng khám có diện tích ít nhất là 10m2, phòng phẫu thuật có diện tích ít nhất là 12m2, phòng lưu bệnh nhân có diện tích ít nhất 12m2, tường của tất cả các phòng đó phải được ốp gạch men hoặc vật liệu chống thấm bảo đảm vệ sinh vô trùng, chiều cao không thấp hơn 3,1m;

đ. Bảo đảm các điều kiện phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

e. Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp Chứng minh nhân dân.

spa-giam-beo

1.2. Phạm vi hành nghề:

a. Xăm môi, xăm mi, hút mụn;

b. Cấy tóc, cấy lông mày;

c. Nâng gò má thấp, nâng sống mũi;

d. Xử lý các nếp nhăn mi trên, mi dưới, tạo hình mắt một mí thành hai mí;

đ. Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú; thu gọn thành bụng; thu gọn mông, đùi; căng da mông, đùi; lấy mỡ cơ thể; căng da mặt.

Loại hình 2: Kinh doanh dịch vụ spa: Massage, xoa bóp, không có phẫu thuật thẩm mỹ

2.1. Phải có bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp: Bác sĩ phụ trách phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Chuyên môn:

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.
  • Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1).

b) Nếu là cán bộ đương chức thì được phép làm ngoài giờ bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan.

c) Có đủ sức khỏe để làm việc (giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên).

d) Chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật.

Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn bằng, chứng chỉ đào tạo.

đ) Hợp đồng lao động giữa bác sĩ và chủ cơ sở kinh doanh.

2.2. Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp:

Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Có chứng chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp do một trong các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1) cấp.

b) Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải làm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được học. Sau 3 năm, bác sĩ phụ trách phải kiểm tra lại tay nghề đối với nhân viên kỹ thuật xoa bóp, nếu đạt tiêu chuẩn thì được tiếp tục hành nghề xoa bóp, nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải đến các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế chỉ định để được đào tạo lại.

c) Khi nhận vào làm việc, phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành nghề.

d) Hợp đồng lao động với chủ cơ sở kinh doanh có sự đồng ý về chuyên môn của bác sĩ phụ trách.

bi-quyet-danh-loi-the-kinh-doanh-spa

2.3. Các điều kiện khác:

a) Biển hiệu: Phải ghi đúng: “Xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc các tên khác.

b) Thiet ke spa massage, phòng xoa bóp phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Rộng, có vách ngăn cho từng giường cá nhân hoặc phòng riêng (diện tích của phòng từ 4m2 trở lên), trần nhà cao từ 2,5m trở lên.
  • Đủ ánh sáng, không sử dụng loại đèn có tăng giảm ánh sáng.
  • Hệ thống công tắc đèn đặt bên ngoài phòng xoa bóp.
  • Có trang bị tủ, ngăn tủ có khóa để cất, giữ quần áo, tài sản của khách.
  • Không có hệ thống khóa và chốt bên trong phòng.
  • Không được sử dụng bất cứ phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng xoa bóp.
  • Cửa ra vào có kính trong, phía trên cách mặt đất 1,5m, cao 0,5m, rộng 0,8m.
  • Giường xoa bóp phải đúng kích thước, cao: 0,6 – 0,8m, rộng 0,7 – 0,9m, dài 2,0 – 2,2m, có đệm chắc, ga trải giường, gối, khăn tắm phải được hấp tiệt trùng, chỉ sử dụng một lần.
  • Giường đặt vị trí Ê 45o so với kính trong của cửa ra vào.
  • Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp, chữ to, dễ đọc đính trên tường mỗi phòng (in trên khổ giấy A1) (Phụ lục 2) (*).
  • Mỗi phòng có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hay nơi tiếp nhận khách.

spa-thien-nhien

c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, hệ thống nước sạch đầy đủ.

d) Phòng bác sĩ có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc, một số dụng cụ kiểm tra sức khỏe.

e) Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường (Phụ lục 3).

f) Nhân viên kỹ thuật xoa bóp phải mang trang phục gọn, sạch, đẹp, kíu đáo, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh cỡ 3 x 4 và chỉ được hành nghề tại các phòng xoa bóp theo quy định tại Mục II khoản 2 nêu trên.

Trên là một vài hiểu biết của chúng tôi về thủ tục đăng ký kinh doanh spa, hy vọng sẽ có ích lợi cho các bạn trong việc kinh doanh. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, trong bài viết chúng tôi có tham khảo:

  • Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06 tháng 6 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp
  • Thông tư số 07/2007/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân
  • Theo “Điều 27. Luật doanh nghiệp về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.